Nguồn gốc của thuật xem tướng tay - Daktra

Nguồn gốc của thuật xem tướng tay

Thuật xem tướng tay hàm chứa các nguyên lý lưỡng nghi, tam tài, Thái cực, Ngũ hành, bao gồm hết thảy mọi thứ từ thiên văn, địa lý, tới con người, sự vật. Thuật xem tướng tay có ý nghĩa uyên thâm chính là nhờ vào sự chuyên tâm 1 nghiên cứu và lao động không biết mệt mỏi của các nhà tướng học Cổ đại.

Khởi nguồn của tướng tay

Nghe nói thuật xem tướng tay bắt nguồn từ Ấn Độ cổ đại cách đây khoảng 5000 năm. Người Ấn Độ cổ xưa thường bói vận mệnh thông qua các dấu vết trên bàn chân, bàn tay. Rất nhanh sau đó, phương pháp này đã du nhập vào châu Âu, dưới ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, một thuật xem tướng tay mới ra đời và phát triển mạnh mẽ, đó chính là thuật xem tướng tay phương Tây.

Ngay từ thời kỳ Hy Lạp và Rome, con người đã sớm biết về thuật xem tướng tay. Trong tác phẩm của mình, Aristotle đã trình bày về tầm quan trọng của tay, cũng như sự quan tâm đối với thuật xem tướng tay. Em trai ông là Alexandar cũng đã để lại những giai thoại thú vị liên quan tới thuật xem tướng tay.

Ngoài ra, tại đảo Tasmania và vùng phía bắc Tây Ban Nha có một lượng lớn các hình vẽ bàn tay được khắc trên tường các hang động ở đây, cũng có rất nhiều đồ vật hình bàn tay được tìm thấy tại các địa điểm khai quật ở khắp nơi trên thế giới.

Thuật xem tướng tay của Trung Quốc cũng có lịch sử khá lâu đời. Vào thời Chu (cách đây khoảng 3000 năm), các quốc gia Trung Nguyên đã sớm thịnh hành thuật xem tướng. Theo lịch sử ghi chép, từ trước công nguyên, tại Trung Quốc và khu vực Địa Trung Hải đã rất thịnh hành nghiên cứu thuật xem tướng tay.

Những trước tác về thuật xem tướng tay

Thuật xem tướng tay trải qua quá trình lưu truyền phát triển với nhi thăng trầm, các trước tác trong lĩnh vực này cũng nhiều không kể xiết, trong đó các trước tác về tướng tay của người Trung Quốc là tinh thâm hơn , Thuật xem tướng tay của người Trung Quốc cổ đại đã hình thành một HA thống, mới đầu chỉ là xem tướng tay (chân), rồi tới xem tướng lòng bàn tay (chân), tướng ngón tay (chân) và tiếp đến là tướng vân tay (chân), hình thành nên phương pháp xem tướng có hệ thống phân hoại hoàn chỉnh.

Các trước tác tác về xem tướng của người Trung Quốc cổ đại chứa dựng một nội dung vô cùng phong phú về tướng tay. Như thời Hán có tác phẩm “Cốt cách thiên” của Vương Sung, tiếp đến là “Liệt tướng thiện của Vương Phù, hai tác phẩm này đều nghiên cứu khá chi tiết về tướng tay. Thời Bắc Tống có tác phẩm “Ma Y thần tượng của đạo sĩ Ma Y, thời Minh có “Liễu Trang thần tướng” của Viên Củng, thời Thanh có “Tướng lý hoành chân” của Trần Chiêu, tất cả những tác phẩm này đều nghiên cứu tướng tay một cách toàn diện và hệ thống.

Điều dễ nhận thấy nhất là hầu như trong mọi tác phẩm tương thuật của người cổ đại Trung Quốc đều chú tâm tới việc nghiên cứu tướng tay, thậm chí có thời kỳ, xem tướng tay còn được coi là pháp thuật nhập môn cho những người muốn bước vào “vương quốc tướng học”. Từ xưa tới nay, trong kho tàng tướng học Trung Quốc có rất nhiều bộ sách quan trọng, trong đó đặc biệt phải kể đến 4 tác phẩm tương thuật nổi tiếng được mệnh danh là “Trung Quốc tứ đại tướng thư” đó là “Ngọc quản chiếu thần cục”, “Nguyệt Ba động trung ký”, “Thái thanh thần giám” và “Nhân luân đại thống phú”. Trong đó, có rất nhiều chương trình bày và phân tích và cách xem tướng tay, chẳng hạn như “Thủ văn hình mô”, “71 chương pháp”.

Quan điểm của khoa học hiện đại đối với tướng tay

Tới thế kỷ 20, các môn khoa học như y học, tâm lý học, nhân loại học đều bắt đầu nghiên cứu những vấn đề liên quan tới tướng tay. Thuật xem tướng tay hiện nay đã phản ánh được mối liên quan giữa đặc điểm của tay với các bệnh tật trên cơ thể con người.

Sau khi tiến hành điều tra thực tế, một người Anh tên là Noel Jackin đã tiến hành giải thích khá cụ thể về tướng tay. Một người Anh khác có tên Frank Katins đã biên soạn một tác phẩm về tướng tay của người phương Tây, phân chia hình tay thành 4 loại chính. Cách phân loại tướng tay của lông gần đây đã được đông đảo chuyên gia về tướng tay ứng dụng.

Cát hung của tướng tay

Màu sắc, độ dày mỏng, kích thước lớn nhỏ của tay đều là những yếu tốt cần thiết trong việc xem tướng tay. Bàn tay trắng trẻo, phẳng, mềm mại như bông, mịn màng như lụa là tướng tay phúc thọ. Còn tay quá thô hoặc sưng phù, có hình dạng lạ hay dị tật bẩm sinh đều là tướng tay bần tiện.

Tướng cát của tay

tướng cát của tay

Tay có tướng cát

Tay nhỏ và dài: Khéo tay hay làm

Dài quá đầu gối: Thông minh tài giỏi

Nhỏ và mềm mại: Mệnh quý nhân

Thơm và ấm áp: Hưởng Phúc

Ngón tay sát nhau: Giữ được của

Lòng bàn tay lõm xuống: Có tài phúc

Lòng bàn tay có nốt ruồi: Trí tuệ, giàu có

Trơn mềm và sáng bóng: Giàu có

Hồng hào: Vinh hoa

Tướng xấu của tay

tướng xấu của tay

Tay có tướng xấu

Xem tay nhận biết tình trạng sức khỏe con người

Mối quan hệ giữa tướng tay và vận mệnh

Ngắn và dày: Ti tiện, bần hàn

Ngắn chưa tới eo: Bần tiện, hèn hạ

Người to tay nhỏ: Khổ cực, nghèo đói

Gầy guộc: Bần cùng

Thô và cứng: Mệnh hèn hạ

Bốc mùi hôi: Thô tục, tầm thường

Ngón tay ngắn ngủi: Đần độn, bần tiện

Ngón tay mỏng và cứng: Không có trí tuệ

Có sắc xanh hoặc trắng: Bần tiện

Giải thích nghĩa từ

Long cốt

Xương từ cánh tay tới khuỷu tay, nên dài và to. Long cốt và hổ cốt mối quan hệ “quân thần”. Long cốt là “quân” (vua), hổ cốt là “thần” (tôi), long cốt phải mạnh hơn hổ cốt.

Hổ cốt

Xương từ khuỷu tay tới cổ tay, nên ngắn và cứng. Hổ cốt có quan hệ “quân thần” với long cốt. Hổ cốt phải yếu hơn long cốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *