Trong sử sách có ghi chép rất nhiều người có đặc trưng cơ thế khác người thường, nhưng sau đó đã trở thành những anh hùng hào kiệt lừng lẫy khắp bốn phương, chẳng hạn Lưu Bị có “tay dài quá đầu gối”, Công Tôn Thuật có “lòng bàn tay có chữ”, đó đều là truyền kỳ, chính tướng tay Có đặc điểm lạ thường như vậy đã giúp cho họ hoàn thành bá nghiệp thiên cổ.
Lưu bị với cánh tay dài quá đầu gối
Lưu Bị thời Tam Quốc là người hiền hậu, tao nhã, lịch thiệp, hơn nữa rất quan tâm những người nghèo khổ, thích kết giao với nghĩa sĩ hào hiệp. Từng có một thích khách phụng mệnh đi hành thích Lưu Bị, song được Lưu Bị cảm hoá nên đã từ bỏ ý định giết Lưu Bị. Tướng mạo Cơ thể đặc biệt của Lưu Bị đã được người đời truyền tụng.
Trong sử sách có nói Lưu Bị cao 7 thước rưỡi. Thời Hán, 1 thước tương đương 23.1cm, do vậy chiều cao của Lưu Bị được tính là khoảng 1m73, cộng thêm vẻ mặt thanh tú nên ông được xem là một người rất điển trai.
Theo truyền thuyết, Lưu bị có đôi tay dài quá đầu gối, cặp tai rất to, rủ dài xuống vai, khiến ông có thể nhìn thấy cả tai mình. Lưu Bị còn không có râu, về điểm này, ông đã bị nhiều người cười chế giễu.
Bàn riêng về tướng “tay dài quá đầu gối” của Lưu Bị, đặc điểm này giống với tướng “tay chạm đầu gối” trong pháp tướng pháp của Phật, có nghĩa là khi đứng, hai tay để thắng thì cánh tay dài qua đầu gối. Đặc điểm khác thường này cho thấy đây là tướng đại phú quý, sau này có thể trở thành vua của một nước.
Công tôn thuật có bàn tay khắc chữ
Công Tôn Thuật tự là Tử Dương, người Phù Phong, Mậu Lăng (nay là phía đông nam Hưng Bình, Thiểm Tây). Ông được xem là thiên tài chính trị, thời nhỏ từng được thái thú địa phương trọng dụng, khu vực ông cai quản “chính trị luôn ổn định, trộm cắp không xảy ra”. Người có năng lực thì đương nhiên sẽ được thăng quan tiến chức nhanh chóng, vậy nên vào khoảng năm 15 sau CN, ông được phong chức thái thú quận Thục, kiêm chức trưởng quan quân chính vùng Ích Châu.
Cuối thời Tây Hán, Trung Nguyên hỗn loạn, Công Tôn Thuật muốn đứng lên dẹp loạn để giành lấy giang sơn cho mình, ông đã chiêu tập các hào kiệt, nghĩa sĩ trong thiên hạ, thành lập nên đội quân tinh nhuệ, chuẩn bị cho việc đồng chinh tây phạt để xây dựng đất nước của riêng mình. Công Tôn Thuật vô cùng sùng bái thần linh, đồng thời cũng rất giỏi thêu dệt nên những chuyện kỳ lạ về thần linh. Một lần trong khi dẫn quân tới núi Xích Giáp, Công Tôn Thuật vô tình nhìn thấy một luồng khói trắng bay lên từ miệng một chiếc giếng cổ, làn khói trắng này giống hình con rồng trắng đang bay lên trời cao.
Do rất tôn sùng màu trắng, nên Công Tôn Thuật đã cho rằng đây là dấu hiệu tốt lành. Đêm hôm đó, ông lại nhìn thấy trên trời có ánh sáng chiếu xuống, bởi vậy đã khắc lên lòng bàn tay ba chữ “Công Tôn để”, để mình có được tướng tay khác thường, ông cảm thấy vô cùng tự hào về điều này, thế nên tới đâu cũng tự xưng là chân long thiên tử.
Năm 25, Công Tôn Thuật dựa vào địa thể sống núi hiểm trở của vùng. đất Thục, đã cho xây dựng thành Bạch Đế, xưng để ở kinh đô, lấy quốc hiệu là Thành Gia, niên hiệu là Long Hưng. Ông cho đóng quân, cày cấy trồng trọt ở đó, và đã sống những tháng ngày của một vị hoàng đế tại nơi đây, cho tới cuối năm 36 mới bị Lưu Tú khởi binh tiêu diệt.