Linh thần và chính thần trong phong thủy nhà ở - Daktra

Linh thần và chính thần trong phong thủy nhà ở

LINH THẦN VÀ CHÍNH THẦN

[toc]

Tại sao Linh thần gọi là chính thủy, còn chính thần thủy lại gọi là linh thủy?

Những người nghiên cứu phong thủy Huyền Không đều biết phương vị thế nào là phương chính thần, phương vị thế nào là phương linh thần.

Tưởng Đại Hồng, một đại sư phong thủy trứ danh, trong cuốn “Dương trạch chỉ nam” nổi tiếng của mình đã viết rằng: “Phương chính thần gặp thủy là linh thủy, phương linh thần gặp thủy là chính thủy”. Rất nhiều người không hiểu vấn đề này, ở chương này chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.

Trước khi nghiên cứu vấn đề này, bạn cần phải hiểu rõ phương chính thần là gì, và phương linh thần là gì?

Phương vị đương vận gọi là chính thần, đối cung của chính thần là linh thần. Linh thần tất nhiên là phương vị suy và thất vận. Phương vị chính thần nên làm cửa để nạp khí, và kị thấy thủy (nước). Còn phương vị linh thần thì lại nên thấy thủy( nước) và kị làm cửa thu nạp khí.

Hình đồ phi tinh nguyên vận: giả thiết hiện tại là hạ nguyên vận 7, chính thần vượng khí ở hướng Tây, linh thần suy khí ở hướng đối diện là vị trí hợp thập, tức hướng Đông, các nguyên vận khác cứ dựa vào đây mà suy ra.

Dưới đây là bảng thể hiện phương hướng chính thần vượng khí và linh thần suy khí.

9 vận Chính thần vượng khí Linh thần suy khí
Vận 1 Số 1 (hướng Bắc) Số 9 (Hướng Nam)
Vận 2 Số 2 (hướng Tây Nam) Số 8 (Hướng Đông Bắc)
Vận 3 Số 3 (hướng Đông) Số 7 (hướng Tây)
Vận 4  Số 4 (hướng Đông Nam) Số 6 Số 6 (hướng Tây Bắc)
Vận 5  Số 5 (trung tâm) Số 5 Số 5 (10 năm trước là Tây Bắc, 10 năm sau là Đông Nam)
Vận 6 Số 6 (hướng Tây Bắc) Số 4 (hướng Đông Nam)
Vận 7 Số 7 (hướng Tây) Số 3 (hướng Đông)
Vận 8 Số 8 (Hướng Đông Bắc) Số 2 (hướng Tây Nam)
Vận 9 Số 9 (Hướng Nam) Số 1 (hướng Bắc)

“Thiên Ngọc kinh” từng nói: “ Minh đắc linh thần dữ chính thần, chỉ nhật nhập thanh vân” (Minh đường mà được linh thần và chính thần thì giống như mặt trời ở trong mây xanh).

Đại ý nói, phía trước hướng nhà (trạch) có thủy( nước) thì phải lấy linh thần thủy. Nếu phía trước không có thủy (nước), thì phải nạp khí của chính thần, vậy mới là tốt nhất. Phong thủy như vậy sẽ khiến cho sự nghiệp và tài vận đều thuận buồm xuôi gió.

Hiện nay là vận 7, phương Tây là chính thần, nên làm cửa ở hướng Tây. Hướng Đông là linh thần, nên thấy sông nước, biển hồ, trong nhà có thể nuôi cá vàng ở phương vị này.

Chính thần là đại biểu cho phương vị vượng, linh thần là đại biểu cho phương vị suy. Mà “thủy” thì lại lấy “suy” làm “vượng”, tức là phương vị suy mà gặp thủy, thì những thứ “thủy” này chính là thủy làm vượng tài vận. Còn phương chính thần thì nên làm cửa để nạp khí, nếu thấy thủy thì lại không hợp, bởi vì chính thần thì nên nạp khí mà bị thấy thủy (nước), nếu thấy thủy thì ngược lại, tài vận sẽ bị phá hao.

Chữ chính trong chính thần là chỉ khí của “đương vận”.

Chữ linh trong linh thần là chỉ khí của “thất vận”.

Nói tóm lại, bạn đọc cần phải biết phân biệt phương chính thần với chính thủy; phân biệt phương linh thần với linh thủy. Chính thần là chỉ phương vị đương vượng, phương chính thần mà gặp thủy sẽ chuyển thành thất vận, vì vậy mà gọi là “linh thủy”.

Phương linh thần là phương vị thất vận, linh thần thủy là thủy của đương vận nên gọi là chính thủy. Đến đây, tin rằng bạn đọc đã hiểu rõ ý nghĩa của các tên gọi này, điều đã khiến cho các sách cổ càng thêm khó hiểu.

Các hình giải thích tường tận những vấn đề có liên quan.

Vận 7 lấy hướng Đông làm linh thần, phương linh thần rất nên thấy thủy, chủ về vượng tài, do vậy gọi là “vượng thủy”. Nhưng trong các cổ thư chỉ lấy chữ “chính” để đại biểu cho “vượng”, cho nên phương linh thần mà thấy thủy thì gọi là “chính thủy”. Chữ “chính” có nghĩa là “đương vận”.

Còn hướng Tây là phương chính thần, nếu làm cửa ở hướng này để nạp khí thì rất cát lợi, gọi là “chính khí”, tức là khí đương vận. .

Vận 7 lấy phương vị Tây làm chính thần, rất nên làm cửa, đây gọi là cửa vượng khí; rất kị gặp thủy, đây gọi là thủy suy khí. Trong hình, nhà này gặp thủy suy khí. Cổ nhân lấy “linh” để thay thế cho chữ “say”, cho nên thủy suy khí gọi là “linh thủy”. Vì “linh” có nghĩa là thất vận, (“linh” có nghĩa là không có gì).

Còn hướng Đông là phương vị thất vận, nếu làm cửa để nạp khí ở hướng này thì gọi là “linh khí”, tức là khí thất vận.

Sự quan hệ giữa phi tinh với tài vận

Vận 8 lấy hướng Tây Nam làm linh thần. Phương vị này gặp thủy thì chủ về tài vận hưng vượng, nên gọi là “vượng thủy”. Cổ thư lấy chữ “chính” làm đại biểu cho vận đương vượng, nên gọi “vượng thủy” là “chính thủy”.

Còn hướng Đông Bắc là phương chính thần, làm cửa để nạp khí ở hướng này thì rất cát lợi, nên gọi là “chính khí”, tức là khí đương vận.

Phương vị chiêu tài cho nhà ở và nơi làm việc

Vận 8 lấy hướng Đông Bắc làm chính thần, rất nên làm cửa, đây là cửa vượng khí, rất kị gặp thủy (nước), gọi là “suy khí thủy” (thủy suy khí). Trong hình, nhà này gặp thủy suy khí. Người xưa lấy chữ “linh” để thay thế từ “thất vận suy khí”, bởi vì “linh” là không có gì! Tức là không có khí đương vận! Cho nên thủy suy khí còn gọi là “linh thủy”.

Còn hướng Tây Nam là phương vị thất vận, làm cửa để nạp khí thì gọi là “linh khí”, tức là khí thất vận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *