Phương pháp định hướng la bàn chuẩn nhất - Daktra

Phương pháp định hướng la bàn chuẩn nhất

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG LA  BÀN

La bàn là công cụ quan trọng trong việc xem phong thủy, tác dụng chủ yếu của nó chính là định phương hướng. Nếu muốn nghiên cứu sâu về phong thủy lí khí, trước tiên chúng ta cần phải học cách định hướng la bàn.

Khái niệm về La bàn

La bàn trong phong thủy còn gọi là “la kinh”, được phát minh từ thời Hoàng Đế Hiên Viên, về sau trải qua nhiều đời thánh hiền dựa vào nguyên lí của Kinh Dịch và Hà Lạc, tham khảo nguyên tắc vận hành của mặt trăng, mặt trời, ngũ tinh thất chính, và các hiện tượng thiên văn, thêm vào đó là sự quan sát hình thái lên xuống nhấp nhô của sông, núi, bình nguyên trên địa cầu, đã tu chính, sửa đổi, chế tạo hoàn thiện mà thành như ngày nay, la bàn được dùng vào việc Xác định phương vị, xem xét địa hình và xem phong thủy. Các nhà địa lí, hàng hải viên phần nhiều đều gọi là “la bàn” hoặc “la canh”, mà rất ít khi gọi là “la kinh”.

La bàn phong thủy

Nói về phương pháp sử dụng la bàn, nếu thảo luận một cách tỉ mỉ, chắc chắn sẽ chiếm hàng trăm trang sách, bởi vì nó bao gồm một nội dung rất lớn. Do đó ở đây, chúng ta chỉ đề cập phương pháp sử dụng la bàn đơn giản và hiệu quả.

Các loại La bàn và đặc điểm cấu tạo của La bàn

Các loại La bàn và phương hướng trên La bàn

La bàn có rất nhiều loại, gồm có la bàn Tam Nguyên, la bàn Tam Hợp, la bàn sử dụng kết hợp Tam Nguyên và Tam Hợp, la bàn Dịch và la bàn Huyền Không và các loại la bàn chuyên dùng đặc biệt của các môn phái. Nhưng bất luận là la bàn của môn phái nào, trong đó đều phải có một vòng là phương vị 24 sơn, bắt đầu từ phương bắc xếp theo thứ tự lần lượt là Nhâm Tí Quý, Sửu Cấn Dần, Giáp Mão Ất, Thìn Tốn Ti, Bính Ngọ Đinh, Mùi Khôn Thân, Canh Dậu Tân, Tuất Kiền Hợi, tổng cộng có 24 phương vị. Nếu bạn có một cái kim chỉ nam thì bạn sẽ phát hiện độ số tương ứng giữa la bàn với kim chỉ nam như sau:

Hướng Quẻ 24 Sơn Độ
Chính Bắc Khảm Nhâm 337,6 – 352,5
352,6 – 7,5
Quý 7,6 – 22,5
Đông Bắc Cấn Sửu 22,6 – 37,5
Cấn 37,6 – 52,5
Dần 52,6 – 67,5
Chính Đông Chấn Giáp 67,6 – 82,5
Mão 82,6 – 97,5
Ất 97,6 – 112,5
Đông Nam Tốn Thìn 112,6 – 127,5
Tốn 127,6 – 142,5
Tị 142,6 – 157,5
Chính Nam Li Bính 157,6 – 172,5
Ngọ 172,6 – 187,5
Đinh 187,6 – 202,5
Tây Nam Khôn Mùi 202,6 – 217,5
Khôn 217,6 – 232,5
Thân 232,6 – 247,5
Chính Tây Đoài Canh 247,6 – 262,5
Dậu 262,6 – 277,5
Tân 277,6 – 292,5
Tây Bắc Kiền Tuất 262,6 – 307,5
Kiền 307,6 – 322,5
Hợi 322,6 – 337,5

Sau khi hiểu rõ phương hướng của 24 sơn, bạn đọc cần phải biết hình dạng của la bàn.

Thúc đẩy tài vận bằng đồng hồ treo tường

Hình dạng của La bàn

Ở giữa la bàn là một cái giếng trời (thiên tỉnh) hình tròn (tức là nơi đặt kim chỉ nam dùng để định hướng). Phía ngoài là bàn chuyển động mặt bằng đồng, đáy đen có chữ vàng, gọi là “nội bàn” (bàn trong) hoặc “viên bàn” (bàn tròn). Trên mặt bàn là hàng loạt các chữ xếp theo vòng tròn, mọi người quen gọi một vòng là một tầng. Trong số các vòng đó có một tầng là 24 phương vị. Phía ngoài cùng là thân của la bàn có hình vuông, gọi là “ngoại bàn” (bàn ngoài) hoặc “phương bàn” (bàn vuông). Thân của la bàn thường được làm từ gỗ cây lê, dùng rất bền, nhưng nặng hơn so với những la bàn được làm từ các loại gỗ thông thường.

Bàn ngoài có 4 lỗ nhỏ ở bốn cạnh chia ra căng 2 Sợi tơ hoặc 2 sợi dây nhựa tạo thành hình chữ thập, dùng để định tọa hướng.

Việc sử dụng la bàn chủ yếu là nhờ vào kim từ tính đặt ở giữa, bàn trong (nội bàn) ở phía ngoài giếng trời được làm bằng đồng, màu của đáy giếng thông thường là màu trắng, dưới đáy có một đường thẳng màu đỏ, một đầu có hai chấm đỏ nằm ở hai bên trái và phải của đường thẳng màu đỏ. Đường thẳng màu đỏ là để định vị hướng nam – bắc. Phía có hai chấm đỏ là hướng Tí (hướng chính Bắc), đầu kia là hướng chính Ngọ (hướng chính Nam). Trên mặt giếng trời có một kim từ tính rất nhạy, ở một đầu của kim từ tính có một lỗ nhỏ.

Hướng dẫn sử dụng La bàn chuẩn nhất

Khi sử dụng la bàn, hai tay cầm bàn ngoài của la bàn, hai chân hơi dang ra, đặt la bàn ở vị trí giữa ngực và bụng, cố gắng giữ la bàn ở trạng thái cân bằng, không được bên cao bên thấp hoặc phía trước cao phía sau thấp.

Sau đó lấy lưng của bạn làm “tọa”, phía đối diện là “hướng”, và bắt đầu xác định phương hướng.

Lúc này, vị trí của hai dây chữ thập trên la bàn cần phải trùng khớp với 4 phương hướng chính trong nhà là phía trước, phía sau, bên trái, và bên phải. Nếu phương hướng của hai dây chữ thập chỉ không chuẩn thì “tọa” và “hướng” muốn xác định cũng sẽ có sự sai lệch.

Sau khi đã cố định vị trí của hai dây chữ thập, bạn dùng hai ngón tay cái của hai tay xoay bàn trong nội bàn), khi bàn trong chuyển động, giếng trời cũng sẽ xoay theo. Xoay cho đến khi kim từ tính đứng yên, và vị trí kim từ tính trùng lặp với đường thẳng màu đỏ trong giếng trời thì dừng lại. Có một điều rất quan trọng là, đầu kim từ tính có lỗ nhỏ phải trùng khớp với đầu có hai chấm đỏ của đường thẳng màu đỏ, vị trí của chúng không được lệch nhau. Lúc này sợi dây thể hiện tọa và hướng (là sợi dọc, không phải sợi ngang) giao với các vòng (tầng) của bàn trong. Những con số và dữ liệu mà chúng ta cần tìm được thể hiện ngay – trên ô mà sợi dây này đi qua.

Nhưng trên la bàn có mười mấy đến hơn 20 vòng, vậy rốt cuộc vòng nào mới là vòng chỉ tọa và hướng đây? Đó chính là vòng 24 sơn. Nó nằm gần với giếng trời. Sơn nào là ở phương hướng của dây, chúng ta dùng nó để biểu thị hướng, sơn nào nằm ở phương tọa của dây, chúng ta dùng nó để biểu thị tọa.

Thí dụ, hướng sơn là Tí, tọa sơn là Ngọ, thì chúng ta gọi là tọa Ngọ, hướng Tí.

 Sau khi đã biết tọa và hướng ngôi nhà của mình, bạn hãy đặt la bàn ở điểm trung tâm của ngôi nhà, thì sẽ tìm ra các phương vị (hoặc cung vị) của toàn ngôi nhà dựa vào tọa và hướng (hoặc là vị trí của cung).

Dưới đây chúng ta sẽ tiến hành thử một lần thao tác thực tế.

Ví dụ thao tác sử dụng La bàn

Thí dụ như Tam Sát và Ngũ Hoàng của lưu niên năm 1993 đồng thời đều ở hướng Đông, nếu muốn hóa giải, phải dùng la bàn như thế nào để tìm ra phương Đông trong ngôi nhà?

Phương Đông trong 24 sơn bao gồm 3 sơn: Giáp, Ất, Mão, phương Đông còn gọi là phương Chấn. Lấy một ngôi nhà làm ví dụ, ngôi nhà này là tọa Cấn hướng Khôn.

Ngôi nhà này là tọa Cấn hướng Khôn

Trong ngôi nhà này, phương Giáp, Ất, Mão là ở đầu giường trong phòng của chủ nhân, trong năm 1993 bất luận là về phương diện sự nghiệp hay sức khỏe đều không tốt, cần phải hóa giải.

Sau khi các bạn đã có kiến thức sơ bộ về cách sử dụng la bàn trong ngôi nhà của mình, tiếp đến chúng ta sẽ nghiên cứu cách đo đạc tọa độ của tòa nhà lớn.

Xác định tọa và hướng của tòa nhà lớn cũng gần giống với việc xác định tọa hướng của ngôi nhà. Trước tiên, mặt chúng ta đối diện với hướng của tòa nhà, phần thân của la bàn phải song song với tòa nhà, như hình.

Đặt la bàn và cửa song song để đo hướng nhà chính xác

Thúc đẩy tài vận bằng thủy vị

Kết quả của việc đo đạc phía mình đứng là phương “hướng”, phía tòa nhà là phương “tọa”. Nếu bản thân đứng quay lưng về tòa nhà thì sau lưng là phương “tọa”, phía trước là phương “hướng”. Nhưng e rằng cách làm này cạnh ngoài của la bàn không thể song song hoàn toàn với tòa nhà, vì mắt chúng ta không thể nhìn thấy tòa nhà, như vậy đường song song dễ bị mất đi sự chuẩn xác. Do do sử dụng phương pháp đứng đối diện với tòa nhà là phương pháp khá chuẩn.

Tọa hướng mà chúng ta đo được ở bên ngoài tòa nhà sẽ chuẩn xác hơn so với tọa hướng đo được ở bên trong tòa nhà, bởi vì ở bên ngoài sẽ hạn chế được sự nhiễu loạn do từ trường của các vật dụng kim khí điện máy trong ngôi nhà gây ra.

Nếu tọa hướng đo được ở bên ngoài tòa nhà là tọa Ngọ hướng Tí, nhưng vào nhà đo có khả năng là tọa Bính hướng Nhâm, chênh lệch khoảng 150. Trường hợp như vậy nên lấy tọa và hướng đo được ở bên ngoài tòa nhà làm chuẩn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *