Khi được biết về các trang thiết bị hiện đại thì không thể nào các bạn không quan tâm đến những loại dây điện hay thậm chí là dây trung tính. Loại thiết bị này được nhắc đến nhiều nhưng ít ai hiểu rõ được dây trung tính có công dụng gì và có bao nhiêu màu sắc? Vì lẽ đó mà nội dung bên dưới đây sẽ đưa ra các thông tin liên quan giúp các bạn ngày một hiểu hơn về dây trung tính, cùng với đó là công dụng và cách phân biệt để các bạn sử dụng tốt nhất trong chính ngôi nhà của mình.
Dây trung tính là gì?
Dây trung tính hay còn gọi là dây mát, dây mass, dây nguội, dây N. Loại dây này tuy có nhiều tên gọi khác nhau, đã vậy còn được viết tắt nữa nhưng công dụng của chúng là như nhau, cách thức làm việc không bao giờ thay đổi, đã vậy còn được thể hiện qua màu sắc giúp cho người dùng có thể sử dụng một cách an toàn đúng với loại điện 1 pha hay 3 pha mà người dùng đang sử dụng.
Dây trung tính không phải là loại dây tiếp đất, chúng có tác dụng truyền tải nguồn điện đến các thiết bị mà chúng được lắp đặt để kết nối chung.
Dây trung tính khi được người dùng mang vào sử dụng ở trong mạch điện 3 pha thường mang chức năng cân bằng điện áp của các pha trong mạch điện. Dây trung tính trong mạch điện 1 pha đóng vai trò làm kín các mạch điện, đưa dòng điện vào trong quá trình vận hành của các thiết bị trong gia đình.
Phân loại các loại dây chính trong mạch điện
Dây nóng(L) là gì
Dây nóng có kí hiệu là L chủ yếu mang dòng điện xoay chiều, đã vậy có điện thế cao và sẽ giật người nào tiếp xúc gần như việc chạm vào chẳng hạn. Nếu sửa chữa dây nóng thì cần phải trang bị đồ bảo hộ cùng với đó là dùng các dụng cụ liên quan để điều chỉnh dây nóng hợp lý mà còn an toàn với chính bạn.
Dây trung tính(N) là gì
Dựa vào lý thuyết, dây trung tính có kí hiệu là N, mang điện thế bằng 0 cùng với hiệu điện thế đất. Vì thế, dây trung tính không giật mạnh khi chạm vào, đã vậy dây trung tính dễ lắp đặt giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian hơn, đồng thời loại dây này nhẹ, truyền dẫn điện cho các thiết bị khác vô cùng tốt.
Dây tiếp địa(PE) là gì
Dây nối đất hay còn gọi là dây tiếp địa có kí hiệu riêng là PE, loại dây này có công dụng chính là san bằng bớt dòng điện rò rỉ ở thiết bị xuống đất để tránh gây giật và nguy hiểm khi người dùng điều chỉnh hay sửa chữa, thậm chí là vô cùng chạm vào.
Cách phân biệt dây trung tính trong mạch điện
Dựa vào màu sắc
Dây trung tính trong mạch điện được chia ra làm hai loại dùng cho điện 3 pha và điện 1 pha nên sẽ có các màu sắc cụ thể như:
+ Điện 3 pha:
Pha A: Màu đỏ
Pha B: Màu trắng
Pha C: Màu xanh dương
Dây trung tính: Màu đen
Dây nối đất: Màu xanh lá sọc vàng
+ Điện 1 pha:
Dây nóng: Màu đỏ
Dây trung tính: Màu đen – trắng – xanh
Dựa vào kích thước
Dây trung tính ngoài ra còn được người dùng lựa chọn sử dụng dựa vào kích thước mà chúng đang mang để mà mang vào lắp đặt hiệu quả, thường thì dây trung tính nhỏ hơn so với các dây pha, dựa vào đó mà người dùng dễ dàng phân biệt được loại dây này cùng với các loại dây điện khác.
Sử dụng bút thử điện
Khi sử dụng mạch điện thì cần dùng bút thử điện để dễ dàng phát hiện được dây trung tính bởi mức điện áp của loại dây này bằng 0V hoặc thấp hơn nên bút thử điện không phát sáng( chỉ sáng màu xanh ở bút thử điện loại mới).
Công dụng của dây trung tính
Dây trung tính có công dụng chính như sau:
- Trong mạch điện 3 pha thì dây trung tính có công dụng giữ ổn định điện áp bên trong, đồng thời truyền tải nguồn điện một cách chính xác đến các thiết bị điện khác mà chúng liên kết.
- Ngoài ra còn có khả năng chống nhiễu hoàn hảo.
- Giúp giảm điện áp khi thực hiện tiếp địa hay nối đất, ngăn cản, hạn chế rủi ro rò điện ra bên ngoài thiết bị.
- Dây trung tính giúp tạo ra hai trị số điện áp khác nhau: Điện áp dây và điện áp pha giúp thuận tiện cho việc sử dụng các thiết bị điện, đã vậy còn giúp tiết kiệm điện năng cho người sử dụng.
Dây trung tính có giật không
Dựa vào lý thuyết thì dây trung tính luôn có mức điện áp bằng 0V. Vì thế, dây trung tính không gây ra tình trạng bị điện giật khi con người chạm vào. Nhưng trên thực tế, dây trung tính vẫn có điện năng bên trong và có khả năng làm giật con người do trong quá trình truyền tải điện năng có sự lệch pha, đã vậy dây trung tính luôn có điện áp. Khi không có dây nối đất, các thiết bị rò rỉ điện có thể dẫn tới tình trạng giật nhẹ. Chính điều này mà các bạn cần lưu ý và kiểm tra dây trung tính cùng các thiết bị điện có trong nhà một cách thường xuyên để tránh bị điện giật.