Phương pháp bài bố bàn phi tinh Huyền Không
Quỹ tích của Lạc Thư là gì
Bước đầu tiên trong việc bài bố bàn phi tinh Huyền Không là cần phải hiểu rõ quỹ tích của Lạc Thư (thường được gọi là “bộ pháp Lạc Thư”) và tên gọi của cửu tinh (chín sao).
Trước khi học cách sắp xếp trạch mệnh bàn, bạn cần phải biết các số đại biểu của cửu tinh, lần lượt như sau:
Số 1 đại biểu cho sao Nhất Bạch, ngũ hành thuộc thủy.
Số 2 đại biểu cho sao Nhị Hắc, ngũ hành thuộc thổ.
Số 3 đại biểu cho sao Tam Bích, ngũ hành thuộc mộc.
Số 4 đại biểu cho sao Tứ Lục, ngũ hành thuộc mộc.
Số 5 đại biểu cho sao Ngũ Hoàng, ngũ hành thuộc thổ.
Số 6 đại biểu cho sao Lục Bạch, ngũ hành thuộc kim.
Số 7 đại biểu cho sao Thất Xích, ngũ hành thuộc kim.
Số 8 đại biểu cho sao Bát Bạch, ngũ hành thuộc thổ.
Số 9 đại biểu cho sao Cửu Tử, ngũ hành thuộc hỏa.
Quỹ tích chuyển động của cửu tinh căn cứ vào số thứ tự của Lạc Thư, cho nên, trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hình đồ Lạc Thư.
Quỹ tích của phi tinh lấy cung giữa (trung cung) làm khởi điểm, sau đó dựa vào thứ tự số của Lạc Thư mà bay dời đi, vì thế, quỹ tích của phi tinh còn gọi là quỹ tích của Lạc Thư (bộ pháp Lạc Thư), các bước như sau:
- Do số Lạc Thư của cung giữa là năm, vì bắt đầu từ cung giữa, bước đầu tiên sẽ bay đến vị trí Kiền, tức là hướng Tây Bắc (số Lạc Thư của nó là 6).
- Bước thứ hai bay từ vị trí Kiên đến vị trí Đoài, tức là hướng Tây (số Lạc Thư của nó là 7)
- Bước thứ ba bay từ vị trí Đoài đến vị trí Cấn, tức là hướng Đông Bắc (số Lạc Thư của nó là 8).
- Bước thứ tư bay từ vị trí Cấn đến vị trí Li, tức là hướng chính Nam (số Lạc Thư của nó là 9).
- Bước thứ năm bay từ vị trí Li đến vị trí Khảm, tức là hướng chính Bắc (số Lạc Thư của nó là 1).
- Bước thứ sáu bay từ vị trí Khảm đến vị trí Khôn, tức là hướng Tây Nam (số Lạc Thư của nó là 2).
- Bước thứ bảy bay từ vị trí Khôn đến vị trí Chấn, tức là hướng chính Đông (số Lạc Thư của nó là 3).
- Bước thứ tám bay từ vị trí Chấn đến vị trí Tốn, tức là hướng Đông Nam (số Lạc Thư của nó là 4).
- Bước thứ chín là bước cuối cùng, bay từ vị trí Tốn đến cung giữa, và quỹ tích này cũng đã hoàn thành.
Đến đây các bạn hãy tạm dừng lại, để dành chút thời gian luyện tập việc nắm bắt quỹ tích chuyển động này, sau khi hiểu rõ thì tiếp tục xem sẽ dễ dàng hơn.
Vào giữa, bay thuận và bay nghịch
Ở trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về quỹ tích di chuyển của Tử Bạch cửu tinh trong cửu cung. Dưới đây tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc một số sự biến hóa của nó.
Thứ nhất là “vào giữa” (nhập trung). Gọi là “vào giữa chính là căn cứ vào yêu cầu di chuyển sao bay vào cung giữa trung cung), sau đó dựa vào thứ tự số Lạc Thư mà lần lượt bay đến từng cung. Chẳng hạn như khi sao Nhất Bạch bay vào cung giữa, chúng ta viết số Lạc Thư của sao Nhất Bạch là “1” vào cung giữa, sau đó căn cứ quỹ tích bình thường của chúng mà | bay tới cung Kiền (số thứ tự là 6, sau số 5 là số 6); tại cung Kiên, chúng ta ghi vào số 2 của sao Nhị Bạch.
Thứ hai là bay thuận và bay nghịch. Sau khi sao bay vào giữa thì sẽ phân ra bay thuận phi và bay nghịch. Bay thuận là số thứ tự của sao vào cung từ nhỏ đến lớn, tức là vào giữa là 1, bay đến cung điện là 2, bay đến cung Đoài là 3… còn lại cứ như vậy mà suy ra. Bay nghịch thì ngược lại, ví dụ đi vào giữa là 1, bay đến cung Kiền là 9, bay đến cung Đoài là 8, là phương pháp bài bố từ lớn đến nhỏ.
Vận bàn, hướng bàn và sơn bàn
Sau khi tìm hiểu về các nguyên lí quỹ tích của cửu cung phi tinh, vào giữa, bay thuận và bay nghịch, bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về kết cấu của trạch mệnh bàn.
Hình thức của trạch mệnh bàn thường thấy (hay gọi chung là “phi tinh bàn”) như sau:
Trạch mệnh bàn là do 9 cung vị tổ hợp thành, chữ số ở dưới trong mỗi cung vị là thiên tinh của mỗi vận, tục gọi là “vận bàn”. Chữ số ở phía trên bên phải là bên trái là phi tinh sơn bàn và hướng bàn. Thông thường lấy số phía trên bên phải làm phi tinh hướng bàn, lấy số phía trên bên trái làm phi tinh sơn bàn.
Bàn phi tinh thường thấy trong các ô từ 1 đến đến 9 bày bố 3 tinh bàn:
- Vận bàn.
- Sơn bàn.
- Hướng bàn.
Trước khi giới thiệu phương thức tính toán vận bàn, sơn bàn, và hướng bàn, chúng ta cần phải tìm hiểu về sự sắp xếp âm dương của Tam nguyên long trong Tam nguyên cửu vận và 24 sơn.
Đầu tiên xin được nói về Tam nguyên cửu vận:
Theo tương truyền, bắt đầu từ thời đại Hoàng Đế đã sử dụng can chi 60 Giáp Tí phối hợp với năm tháng ngày giờ để tính toán lịch pháp. Đến ngày nay trải qua 78 hoa giáp, mỗi hoa giáp là 60 năm (từ năm Giáp Tí đến năm Quý Hợi), cứ 60 năm là một nguyên, 3 nguyên tổng cộng có 180 năm.
Trong phong thủy Huyền Không, cứ 540 năm là một đại nguyên, 180 năm gọi là một chính nguyên. Mỗi một chính nguyên lại phân ra làm ba đơn nguyên, đó là thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên. Mà trong tam nguyên thượng trung hạ mỗi nguyên lại phân ra làm ba vận, cứ 20 năm là một vận. Nguyên vận của chúng ta hiện nay là chính nguyên cuối cùng của một đại nguyên, đó là từ năm 1864 đến năm 2043.
Còn tiểu vận lại được chia ra thành các vận như: Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch và Cửu Tử, tuần hoàn liên tục, không ngừng.
Bảng “Tam nguyên cửu vận” của thời cận đại như sau
Thượng nguyên:
Vận 1: từ năm 1864 đến năm 1883 (từ năm Giáp Tí đến năm Quý Mùi).
Vận 2: từ năm 1884 đến năm 1903 (từ năm Giáp Thân đến năm Quý Mão).
Vận 3: từ năm 1904 đến năm 1923 (từ năm Giáp Thìn đến năm Quý Hợi).
Trung nguyên:
Vận 4: từ năm 1924 đến năm 1943 (từ năm Giáp Tí đến năm Quý Mùi).
Vận 5: từ năm 1944 đến năm 1963 (từ năm Giáp Thân đến năm Quý Mão).
Vận 6: từ năm 1964 đến năm 1983 (từ năm Giáp Thìn đến năm Quý Hợi).
Hạ nguyên:
- Vận 7: từ năm 1984 đến năm 2003 (từ năm Giáp Tí đến năm Quý Mùi).
- Vận 8: từ năm 2004 đến năm 2023 (từ năm Giáp Thân đến năm Quý Mão).
- Vận 9: từ năm 2004 đến năm 2043 (từ năm Giáp Thìn đến năm Quý Hợi).
Sau khi kết thúc một “tam nguyên cửu vận”, lại bắt đầu một chính nguyên mới, đại khái như sau:
Thượng nguyên:
- Vận 1: từ năm 2044 đến năm 2063 (từ năm Giáp Tí đến năm Quý Mùi)
- Vận 2: từ năm 2064 đến năm 2083 (từ năm Giáp Thân đến năm Quý Mão).
- Vận 3: từ năm 2084 đến năm 2103 (từ năm Giáp Thìn đến năm Quý Hợi). Bây giờ, tôi tin rằng các bạn đã hiểu sự phân chia “tam nguyên cửu vận”, tiếp theo đây chúng ta bắt đầu tìm hiểu sự tổ hợp thành trạch mệnh bàn phi tinh Huyền Không.
Muốn bài bố tinh bàn trước tiên phải bài bố “vận bàn”. Muốn bài bố “vận bàn”, bước đầu tiên là lấy “vận tinh” (sao vận) cho vào cung giữa rồi bay theo chiều thuận. Lấy vận 1 làm ví dụ, trước tiên lấy sao Nhất Bạch cho vào cung giữa rồi bay theo chiều thuận, thông thường khi bài bố tinh bàn, bạn chỉ cần điền số thứ tự của sao mà không cần phải ghi màu sắc và tên gọi của sao đó. Đây là phương pháp đơn giản hóa, ví dụ, sao Nhất Bạch chỉ cần điền số 1, mà không cần phải điền chữ “Bạch” hay “Nhất Bạch” vào trong cung, còn lại cứ theo đó mà suy ra.
Vận bàn của vận 1 như dưới đây:
9 | 5 | 7 |
8 | 1 | 3 |
4 | 6 | 2 |
Từ năm 1984 đến năm 2003 là hạ nguyên vận 7. Như đã nói ở trên, vận hành của vận 7 thì ghi số 7 vào cung giữa, căn cứ theo quỹ tích Lạc Thư bay theo chiều thuận, chúng ta sẽ có vận bàn như hình dưới đây:
6 | 2 | 4 |
5 | 7 | 9 |
1 | 3 | 8 |
Sau khi đã tìm ra số sao ở các cung của vận bàn, chúng ta lại lấy phi tinh phương tọa của vận bàn cho vào cung giữa, quỹ tích bay thuận hay nghịch được quyết định bởi tam nguyên long của phi tinh phương tọa là âm hay dương. Gặp dương thì bay thuận, gặp âm thì bay nghịch, cứ vậy mà bài bố ra “sơn bàn”.
Bước cuối cùng của việc bài bố tinh bàn là bài bố phi tinh của hướng bàn, lấy phi tinh phương hướng của vận bàn cho vào cung giữa, quỹ tích bay thuận hay nghịch được quyết định bởi tam nguyên long của phi tinh phương hướng là âm hay dương, gặp dương thì bay thuận, gặp âm thì bay nghịch. Cuối cùng chúng ta có được tinh bàn bao gồm vận bàn, sơn bàn và hướng bàn.
Sơn bàn được quyết định bởi tam nguyên long
Ở trên nói sự chuyển động thuận hay nghịch của hướng bàn và sơn bàn được quyết định bởi tam nguyên long là âm hay dương, chi tiết như sau:
Địa nguyên long:
Dương: Giáp, Canh, Nhâm, Bính.
Âm: Thìn, Hợi, Sửu, Mùi.
Thiên nguyên long:
Dương: Kiền, Khôn, Cấn, Tốn.
Âm: Tí, Ngọ, Mão, Dậu.
Nhân nguyên long:
Dương: Dần, Thân, Tý, Hợi.
Âm: Quý, Định, Ất, Tân.
Tám phương vị đếm thuận theo chiều kim đồng hồ, tam nguyên long luôn luôn xếp là địa thiên nhân, địa thiên nhân.
Ví dụ: Trạch mệnh bàn của vận 7 tọa Tí hướng Ngọ (Tọa hướng là Thiên nguyên long).
(1) Bài bố vận bàn: Vận 7 là lấy số 7 cho vào cung giữa di chuyển theo chiều thuận (không cần chú ý tới dương thuận âm nghịch, bởi vì tất cả đều là bay thuận).
(2) Bài bố sơn bàn: Phương tọa của vận bàn là Tam Bích, Tam Bích theo thứ tự của Lạc Thư là Chấn, cai quản ba sơn là Giáp Mão Ất, mà Mão của thiên nguyên long thuộc âm, nên sau khi sơn tinh 3 (Tam Bích) vào cung giữa phải bay theo chiều nghịch.
(3) Bài bố hướng bàn: đầu hướng của vận bàn là Nhị Hắc, Nhị Hắc theo thứ tự của Lạc Thư là Khôn, cai quản 3 sơn là Mùi Khôn Giáp, mà Giáp của thiên nguyên long thuộc dương, vì thế phải bay theo chiều thuận.
Về số thứ tự của 8 cung trong Lạc Thư và vị trí 24 sơn xin xem lại ở trước và hình dưới đây.
4 1
6 |
8 6
2 |
6 8
4 |
5 9
5 |
3 2
7 |
1 4
9 |
9 5
1 |
7 7
3 |
2 3
8 |
Dùng vận bàn tam nguyên long phối hợp với địa bàn tam nguyên long để tìm ra âm dương của tọa tinh, hướng tinh, tiếp đó lần lượt bài bố thuận hoặc nghịch, phương pháp này tương đối khó đòi hỏi chúng ta phải tập luyện nhiều.
Dưới đây tôi xin phép được trình bày vận bàn âm dương 24 sơn của cửu vận để tiện cho bạn đọc tham khảo cách bài bố tinh bàn.
Bây giờ chúng ta vận dụng các hình đồ âm dương thuận nghịch từ vận 1 đến vận 9 để bài bố các hình đồ “Huyền Không phi tinh trạch mệnh bàn”.
Ví dụ 1: Hình đồ trạch mệnh bàn tọa Dậu hướng Mão của vận 7.
(1) Vận bàn vận 7: ghi số “7” vào cung giữa, rồi bay theo chiều thuận.
(2) Thiên tinh của phương tọa là Cửu Tử, bài bố Cửu Tử vào cung giữa. Tra hình đồ 24 sơn âm dương thuận nghịch của vận 7, vị trí Dậu thuộc âm nghịch, trạch này tọa Dậu thuộc âm nghịch, do đó cho Cửu Tử vào cung giữa rồi bay theo chiều nghịch.
(3) Thiên tinh của đầu hướng là Ngũ Hoàng, bài bố Ngũ Hoàng vào cung giữa. Tra hình đồ 24 sơn âm dương thuận nghịch của vận 7, vị trí Mão thuộc âm nghịch, do đó Ngũ Hoàng vào cung giữa rồi bay theo chiều nghịch.
1 6
6 |
5 1
2 |
3 8
4 |
2 7
5 |
9 5
7 |
7 3
9 |
6 2
1 |
4 9
3 |
8 4
8 |
Ví dụ 2: Hình đồ trạch mệnh bàn tọa Tí hướng Ngọ của vận 8.
Nếu đã hết vận 7, tiến vào vận 8, có một ngôi nhà tọa Tí hướng Ngọ, hình đồ trạch mệnh của nó phải viết ra như thế nào? Xin các bạn hãy xem hình đồ dưới đây:
7 | 3 | 5 |
6 | 8 | 1 |
2 | 4 | 9 |
(1) Trước tiên bài bố Bát Bạch vào cung giữa, rồi bài bố tiếp tục theo chiều thuận chúng ta sẽ có được vận bàn.
(2) Vận tinh của phương tọa là Tứ Lục, bài bố sao Tứ Lục vào cung giữa. Tra hình đồ 24 sơn âm dương thuận nghịch của vận 8, vị trí Tí thuộc dương thuận, cho nên sao Tứ Lục bay theo chiều thuận.
Bạn đọc đừng ngại vẽ thêm nhiều ví dụ khác, tự nhiên sẽ hiểu được cách bài bố trạch mệnh bàn.
Cuối cùng cần phải bổ sung một điều, có những phái Huyền Không khác thích ghi hướng bàn vào phía trên bên trái mỗi cung, còn sơn bàn thì ghi ở phía trên bên phải mỗi cung vị. Về phương diện nguyên lí là “dương chuyển động ở bên trái, âm chuyển động ở bên phải”, hướng bàn là thiên quái thuộc dương, nên sắp xếp ở phía trên bên trái, còn sơn bàn là địa quái thuộc âm nên được sắp xếp ở phía trên bên phải.
Nhưng cũng có phái khác cho rằng âm dương phải điều hòa, do đó ở phía trên bên phải thuộc âm thì phải điền hướng bàn thuộc dương, còn ở phía trên bên trái thuộc dương thì phải điền sơn bàn thuộc âm. Đây là lí âm dương tương tế, những cuốn sách lưu truyền hiện nay đa số đều theo phương thức này.
Còn về sự ảnh hưởng cát hung của các sao ở mỗi cung vị, chẳng hạn như trong vận 8 có ngôi nhà tọa Cấn hướng Khôn, làm cửa phương Tốn, trong cung thấy 3 sao Thất Xích, Nhất Bạch, Tứ Lục. Sao Nhất Bạch chủ về khoa giáp, lợi về việc học hành thi cử, thăng quan tiến chức. Sao Tứ Lục là Văn Xương, chủ về văn chương nổi danh khắp đó đây, cũng có lợi cho văn nhân, vì vậy trong nhà tất sẽ có người là văn nhân hoặc con cái có thành tích học tập xuất sắc. Sao Thất Xích khắt sát là đạo tặc. Tổng hợp lại mà luận nhà này có lợi cho văn nhân, nhưng đi đứng ra vào phải cẩn thận vì rất dễ gặp phải đạo tặc. Mà nam, nữ thiếu niên là dễ bị cướp giật, vì Thất Xích cũng chủ về là “ Thiếu Phòng” (Phòng nhỏ).