Huyền không phi tinh và 24 sơn - Daktra

Huyền không phi tinh và 24 sơn

HUYỀN KHÔNG PHI TINH VÀ 24 SƠN

Huyền Không Phi Tinh hay còn gọi là Cửu Cung Phi Tinh, thông thường người ta gọi tắt là phái Phi Tinh. Huyền Không Phi Tinh lấy chín sao Tử Bạch làm chủ, còn Huyền Không Đại Quái lấy quái hào làm chủ. Sử dụng phối hợp cả hai là trình độ cao nhất trong phong thủy Huyền Không. Mà hai chữ “Huyền Không” vốn là “Nguyên Không”, “Nguyên” là “Tam Nguyên”, “Không” là chỉ không có thực. Sự lành dữ của bát quái cửu tinh sẽ khác nhau trong các nguyên vận khác nhau. Tuy hiện tại là cát lợi, nhưng sau này khi nguyên vận thay đổi thì điều tốt lành (khí cát) sẽ tiêu mất, giấc mộng đẹp biến thành “không” vậy!

Huyền Không Phi Tinh lấy sự phối hợp của cửu tinh (9 sao) trong Lạc Thư làm chủ. Trong trường hợp khác nhau, cửu tinh sẽ xuất hiện tình huống bay thuận hoặc bay nghịch. Cửu tinh cũng từ đó mà xuất hiện các tổ hợp sao khác nhau. Chỉ tính các tổ hợp của sơn bàn, vận bàn, hướng bàn, địa bàn và lưu niên thì cũng đã có trên 6 ngàn phi tinh bàn.

Chín ngôi phi tinh có thể nảy sinh sự cát hung khác nhau trong những nguyên vận khác nhau. Sự việc mà mỗi một sao làm đại biểu đều có chỗ khác nhau, mà chúng lấy những quy tắc khác nhau này tổ hợp lại sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng không giống nhau trong phong thủy. Còn về cát hung thì phải luận đoán từ tính chất của các sao.

Nghiên cứu về phi tinh, trước tiên cần phải nghiên cứu Lạc Thư và quỹ tích cửu cung của nó, sau đó mới học cách bài bố trạch vận bàn, rồi mới nghiên cứu những vấn đề cát hung của từng sao và những sự tình mà nó làm đại biểu.

Khi bắt đầu tìm hiểu về Huyền Không phi tinh, bạn phải tìm hiểu thứ tự bài bố của 24 sơn..

Đối với những người tìm hiểu về phong thủy, bắt buộc phải hiểu rõ về “24 sơn”, trừ phi là người hoàn toàn theo phái Loan Đầu thì không kể. Song, người học phong thủy đều biết nguyên tắc loan đầu phải phối hợp với nguyên tắc lí khí mới là chính thống.

Sách “Thanh Nang tự” nói: “Tiên thiên la kinh gồm 12 chi, hậu thiên lại dùng can và duy.” (“Can” tức là thiên can; “duy” là phương vị ở bốn góc).

Câu thơ trên ý nói 8 can và 4 duy cộng với 12 chi, tổng cộng là 24, đây chính là chỉ 24 sơn trên la kinh. 24 sơn tức là 24 phương vị.

Ngoài việc thể hiện phương vị ra, 24 sơn còn bao gồm ngũ hành, quái lí, cho tới tình hình phối hợp hình xung” của can chi. Dưới đây chúng tôi xin lần lượt giới thiệu cùng bạn đọc.

Xác định điểm lập cực của Dương Trạch

12 địa chi và 12 con giáp

Để nghiên cứu 12 địa chi trước tiên chúng ta cần phải bắt đầu từ 12 con giáp. Rất nhiều bạn đọc đều đã biết thứ tự lần lượt của 12 con giáp là bắt đầu từ chuột và kết thúc ở heo. Thứ tự lần lượt của 12 con giáp là: chuột, trâu, cọp, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo. Và thứ tự của 12 địa chi là Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

12 con giáp

Do đó mà phối hợp thành: Tí kết hợp với chuột, Sửu kết hợp với trâu, Dần kết hợp với cọp, Mão kết hợp với thỏ, Thìn kết hợp với rồng, Tị kết hợp với rắn, Ngọ kết hợp với ngựa, Mùi kết hợp với dê, Thân kết hợp với khỉ, Dậu kết hợp với gà, Tuất kết hợp với chó, Hợi kết hợp với heo.

Ngũ hành của phương vị

Đông, Tây, Nam, Bắc của 24 sơn và kim, mộc thủy, hỏa, thổ của ngũ hành có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương Đông thuộc mộc, phương Tây thuộc kim, mà kim thì khắc mộc; phương Nam thuộc hỏa, phương Bắc thuộc thủy, mà thủy thì khắc hỏa; còn thổ thì ở trung tâm.

Ngũ hành của phương vị

Tứ Xung Tí Ngọ Mão Dậu

Bốn phương hướng chính của 24 sơn được sắp xếp dựa theo khẩu quyết “Tiên thiên la kinh thập nhị chi”. Gọi là “tứ chính” tức là chính đông, chính tây, chính bắc, chính nam.

Địa chi Tí trong hình (ngũ hành thuộc thủy) ở phía dưới, bởi vì “thủy” (nước) ở trong thế giới tự nhiên nằm ở dưới “hóa” (thái dương, tức mặt trời); phía trên là thái dương thuộc hỏa, Ngọ hỏa được xếp phương vị này. Nguyên lí Tí Ngọ tương xung trong khoa mệnh lí Bát Tự chính là do đây mà ra. Mão thuộc mộc, ở phương Đông, tương xung với nó là kim, cho nên kim xếp ở phương Tây. Nguyên lí Mão và Dậu tương xung là do nguyên nhân đối nghịch của hai phương vị này, một nằm ở phía chính Đông, một nằm ở phía chính Tây.

Tứ hành xung

Thứ tự sắp xếp 12 địa chi

Trên la kinh có 24 ô, xin bạn đọc lưu ý quy luật giữa chúng với nhau: vị trí 12 chi được sắp xếp theo thứ tự thuận chiều kim đồng hồ, căn cứ theo 12 tiết nguyệt vận, bắt đầu từ Dần, Mão, Thìn nằm ở hướng Đông; Tị, Ngọ, Mùi nằm ở hướng Nam; Thân, Dậu, Tuất nằm ở hướng Tây; Hợi, Tí, Sửu nằm ở hướng Bắc.

Thứ tự sắp xếp của 12 địa chi

Sau khi đã điền 12 chi vào vị trí các cung, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được sự sắp xếp cơ bản của 24 sơn, cũng như mối quan hệ đối xung của 12 địa chi. Những phương vị đối nhau trong vòng tròn 12 địa chỉ chính là những vị trí tương xung, chúng ta có 6 cặp xung nhau như sau.

  • Tí Ngọ tương xung (chuột ngựa tương xung).
  • Sửu Mùi tương xung (trâu dê tương xung).
  • Dần Thân tương xung (cọp khỉ tương xung).
  • Mão Dậu tương xung (thỏ gà tương xung).
  • Thìn Tuất tương xung (rồng cho tương xung).
  • Tị Hợi tương xung (rắn heo tương xung).

Thứ tự sắp xếp 10 thiên can

Chúng ta phải lưu ý trong 24 sơn trên la kinh. ngoài 12 địa chi ra còn có 10 thiên can được sắp xếp lần lượt trên đó.

Phương thức sắp xếp chúng là do thuộc tính của ngũ hành quyết định, vị trí như sau: Giáp là dương mộc, Ất là âm mộc, mà hướng Đông thuộc mộc, nên Giáp Ất được xếp vào hướng Đông; Giáp là dương đứng bên trái Mão, còn Ất là âm đứng bên phải Mão.

Bính là dương hỏa, Đinh là âm hỏa, hướng Nam thuộc hỏa, nên Bính Đinh được xếp vào hướng Nam; Bính là âm đứng bên trái Ngọ, Đinh là dương đứng bên phải Ngọ.

Tuất là dương thổ, Tị là âm thổ, trung tâm thuộc thổ, do đó Mậu Kỉ nằm ở chính giữa.

Canh là dương kim, Tân là âm kim, phía Tây thuộc kim, nên Canh Tân được xếp vào hướng Tây, Canh là dương đứng bên trái Dậu, Tân là âm đứng bên phải Dậu.

Nhâm là dương thủy, Quý là âm thủy, phía Bao thuộc thủy, do đó Nhâm Quý được xếp vào hướng bày Nhâm là dương đứng bên trái Tí, Quý là âm đứng bên phải Tí.

Thiên can

Phương pháp định hướng la bàn chuẩn nhất

Vì sao dương can phải bài bố bên trái của địa chi? Đó là bởi vì “dương chuyển động theo phía bên trái”; còn âm can đứng ở bên phải của địa chi, là vì “âm chuyển động theo phía bên phải”.

Tám thiên can do đối xứng với nhau mà tương xung, gồm có 4 cặp là:

  1. Giáp Canh tương xung.
  2. Ất Tân tương xung.
  3. Bính Nhâm tương xung.
  4. Đinh Quý tương xung.

Vị trí các quẻ

Sách “Thanh Nang tự” nói: “Hậu thiên tái dụng can dữ duy” (Hậu thiên lại dùng can và duy). “Can” là chỉ “thiên can”, ở phần trước chúng ta đã thảo luận “duy” là chỉ “tứ duy”. Người xưa phân biệt tám hướng như sau:

Các quẻ ở bốn hướng chính Đông, Tây, Nam, Bắc thì gọi là quẻ “tứ chính”.

Còn các quẻ ở bốn góc Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc thì gọi là quẻ “tứ duy”.

Lấy bốn quẻ “tứ duy” điền vào bốn vị trí trống còn lại thì vừa vặn hợp thành 24 sơn hoàn chỉnh.

Tại sao chỉ dùng quẻ tư duy điền vào trong 24 sơn. mà không sử dụng quẻ tử chính?

Bởi vì vị trí của quẻ tử chính đã có 4 chữ Tí, Ngọ, Mão, Dậu nên không thể đem quẻ tử chính điền thêm vào bốn sơn này được.

Sau khi 24 sơn đã được hoàn thành, người ta mang 8 hướng phân ra làm 24 phương vị, có thể dùng những danh từ hiện đại để đối chiếu (xem hình).

Thứ tự sắp xếp 24 sơn

24 sơn thể hiện một cách tinh tế tọa và hướng của hai trạch âm dương, phương vị của sông núi ở những vùng phụ cận, hoặc phương vị của cửa, phòng, bếp, từ đó mà phối hợp thành bố cục để luận đoán cát hung của trạch vận.

Đương nhiên, lí thuyết 24 sơn cũng có thể được dùng trong việc chọn ngày giờ.

Ví dụ như âm mộ thuộc tọa Ngọ hướng Tí, tra ở 24 sơn, Ngọ tương xung với Tí, vì thế không nên chọn ngày Tế để mai táng, chôn cất.

Dương trạch thuộc tọa Ngọ hướng Tí, giả dụ chọn ngày để dời nhà cũng không nên chọn ngày Tí, vì ngày Tí xung với tọa sơn Ngọ.

Nếu đã nắm vững mối quan hệ trong 24 sơn thì bất luận là học môn thuật số nào, bạn cũng đều sẽ hiểu rất nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *